Tại sao Android dùng lâu bị chậm ? Mặc dù ở các dòng điện thoại Android không phát hành bản cập nhật làm giảm hiệu năng như iPhone.
Tại sao Android dùng lâu bị chậm?
Điện thoại Android dùng lâu bị chậm là vấn đề mà có lẽ người dùng nào cũng gặp phải. Hãy cùng Trung Hải Mobile tham khảo thông tin dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhé!
1. Cập nhật phiên bản hệ điều hành và ứng dụng
Cùng với sự phát triển của công nghệ, đòi hỏi nhà sản xuất luôn phải cập nhật hệ điều hành sau một khoảng thời gian để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên không phải việc cập nhật hệ điều hành mới sẽ làm cho điện thoại Android bị chậm đi mà do hệ điều hành mới không còn hỗ trợ tốt cho điện thoại bạn nữa.
Hơn nữa, các nhà sản xuất thường chú trọng phát triển ra các sản phẩm cao cấp hơn nên đương nhiên phải nâng cấp, tạo ra nhiều ứng dụng để phù hợp với cấu hình của sản phẩm. Do vậy mà ứng dụng sẽ luôn được cập nhật để đưa ra phiên bản mới nhiều tính năng hơn. Dẫn đến máy bạn ngốn nhiều RAM.
+ Đọc đến đây chắc bạn cũng hình dung được, một căn nhà 14m2 nhưng lại có quá nhiều người chung sống. Số người này lại tăng cân theo thời gian thì bạn tưởng tượng nó như thế nào rồi đấy? :))
2. Có quá nhiều tác vụ ngầm đang chạy
Để có được sự trải nghiệm tốt nhất trên smartphone của bạn chắc chắn trong quá trình sử dụng phải cài đặt thêm các ứng dụng. Tuy bạn không mở các ứng dụng này khi thao tác nhưng nó vẫn được cập nhật và tải thông tin mới về. Ví dụ như các ứng dụng ảnh, app game, các app nhạc,..
Hiện tượng ứng dụng chạy ngầm nó không phải là vấn đề ảnh hưởng quá lớn vì không chỉ dòng điện thoại Android mà các dòng điện thoại khác cũng gặp phải. Tuy nhiên nếu số lượng ứng dụng chạy ngầm quá nhiều sẽ làm cho ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của chip máy, ngốn RAM làm máy chậm dần.
3. Bộ nhớ lưu trữ bị quá tải
Ở các dòng điện thoại Android thường sử dụng thẻ MicroSD để mở rộng bộ nhớ máy. Nên việc cài đặt quá nhiều ứng dụng hay lưu trữ các file hình ảnh, tập tin,… vô tội vạ đến khi thông báo điện thoại đã bị đầy bộ nhớ hoặc máy chậm dần thì người dùng mới phát hiện.
4. Tin tưởng quá mức vào các ứng dụng dọn dẹp tăng tốc độ Android
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng cho điện thoại Android với những lời giới thiệu như: làm tăng tốc điện thoại, giải phóng bộ nhớ, dọn rác, tắt các ứng dụng ngầm,… Nhưng thực chất các ứng dụng này chính là thủ phạm làm cho điện thoại bạn chậm hơn, chứa nhiều quảng cáo gây phiền toái. Hơn nữa việc tắt các ứng dụng ngầm khi bạn mở ứng dụng lên sẽ khởi động lại từ đầu gây tốn nhiều năng lượng và thời gian để xử lý.
=> Nếu điện thoại bạn đang gặp những vấn đề về pin thì có thể tham khảo thêm: Chia sẻ cách kiểm tra độ chai pin trên điện thoại Android
Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng điện thoại Android dùng lâu bị chậm?
Với những nguyên nhân mà chúng tôi cung cấp trên chắc hẳn bạn đã biết được nguyên nhân tại sao Android dùng lâu bị chậm? Vậy không lẽ mua cái điện thoại chục triệu nhưng giờ đọc xong bài viết này sợ máy bị chậm mà không dám cập nhật hệ điều hành, update phần mềm, cài ứng dụng game,… để sử dụng thì quá uổng phí?
Thật ra chiếc điện thoại nào cũng sẽ chậm dần theo thời gian bởi nhu cầu người dùng ngày càng cao, công nghệ ngày càng phát triển. Do đó ứng dụng ngày càng được cập nhật liên tục để đưa ra các tính năng độc đáo hơn nhưng phần cứng của máy bạn không hỗ trợ nên làm cho máy bạn bị chậm là hoàn toàn phải thôi.
Nhưng bạn có thể làm cho máy hoạt động tốt hơn, giảm nhẹ quá trình làm máy chậm bằng cách : xóa bớt các ứng dụng không cần thiết, xử lí các tập tin rác, xóa bớt dữ liệu hình ảnh không cần thiết, hạn chế cài đặt quá nhiều ứng dụng,…
Chúc bạn thành công!